Nguồn gốc Lợn_hung

Lợn hung được coi là giống lợn bản địa của huyện Bắc Mê[1], nhưng nguyên bản giống lợn hung chỉ còn ở hai bản là Ngài ChồPa Phang 1 vì đây là những bản xa, giao thông đi lại khó nên các nhà hàng đến tìm mua cũng ít. Cả bản Sèo Lèng 1 hiện nay chỉ còn 8 cá thể lợn hung[4]. Về mặt di truyền chúng giống nhau với nhóm lợn đen miền núi mặc dù khác nhau khá lớn về hai đặc điểm trên là màu lông và tỉ lệ nạc. Trong quần thể lợn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), lợn Khùa (Quảng Bình) cũng có loại lợn này. Trong tổng số 1.418 con lợn bản địa (lợn đen và lợn đen trắng và lợn hung) tại Hà Giang có 76 con (5%) thuộc loại lợn hung[5].

Giống lợn này đã được Viện Chăn nuôi phát hiện trong một chuyến công tác tại Hà Giang vào năm 2005 khi triển khai Dự án "Đa dạng sinh học", các nhà khoa học đã phát hiện ra một giống lợn mới của đồng bào người Mông, mà sau này được đặt tên là lợn hung. Những nghiên cứu sâu hơn sau đó cho thấy, chúng là một giống mới theo các tiêu chí của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO). Trong tổng số 7.500 con lợn của 1.500 gia đình ở 38 xã của Hà Giang được điều tra thì có đến 3.700 con thuộc giống này[6]. Sau đó, giống lợn hung này còn được tìm thấy rải rác một số khu vực ở tỉnh Quảng Bình (Minh Hóa), Quảng Trị, Mường Xén (Nghệ An)[6] và một số tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung nhiều nhất là ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Ứớc tính hiện nay Việt Nam chỉ còn 200 con, trong đó riêng ở Sìn Hồ cũng chỉ còn khoảng 30 con, tập trung ở 2 xã vùng cao là Hồng ThuPhìn Hồ[5].

Kết quả phân tích AND dựa trên sự đa hình của 16 chỉ thị phân tử Microsatellites cho thấy lợn hung nuôi tại Hà Giang là một giống lợn có cấu trúc di truyền khác với các giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang ở Cao Bằng và Lợn lửngPhú Thọ. Từ đó Viện Chăn nuôi có thể kết luận giống lợn Hung là một giống riêng biệt khác xa với giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang và lợn lửng[7][8]. Ngoài ra, nguồn gen quý của giống lợn Hung được thể hiện bởi sức đề kháng, chống chọi với dịch bệnh cao, chất lượng thịt của lợn Hung cũng được đánh giá là ngon, thơm, nhiều protein hơn các giống khác và cho giá trị thương phẩm cao có thể giúp tăng thu nhập trong chăn nuôi cho người nông dân. Tuy nhiên những năm qua, vì không biết về sự quý hiếm của nó, người dân đã lai tạp nhiều thế hệ lợn hung với các giống lợn khác nên đàn lợn hung không còn giữ được bộ gen nguyên chủng[1].